Những bất thường của cơ quan sinh dục nói chung và bệnh liệt dương nói riêng luôn là nỗi ám ảnh với nam giới. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống tình dục mà còn có thể gây ra hiếm muộn, vô sinh ở nam giới. Vậy liệt dương là gì? Bệnh có thể chữa khỏi được không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để biết thêm thông tin.
I. Liệt dương là gì?
Bệnh liệt dương ở nam giới là hiện tượng rối loạn chức năng tình dục ở nam giới, bệnh khiến dương vật không thể cương cứng hoặc có cương nhưng không đủ độ cứng để tiến hành giao hợp. Liệt dương còn có thể thấy qua biểu hiện dương vật bị mềm sớm, trước khi xuất tinh, không xuất tinh, xuất tinh sớm, thiếu hay mất cực khoái. Liệt dương không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và sinh lý ở nam giới, mà còn khiến tâm lý của người bệnh bị tác động nặng nề, gây ra những hệ lụy xấu cho cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, người mắc bệnh liệt dương thường mặc cảm và e ngại nên không đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, vì thế không thể khắc phục được chứng bệnh này và những hệ quả mà nó đem lại.
Rối loạn cương dương dẫn đến liệt dương là một hội chứng rất phổ biến, nhưng vì là vấn đề nhạy cảm ở nam giới nên ít được thảo luận rộng rãi. Khoảng 5% nam giới trên 40 tuổi và 15-25% nam giới trên 65 tuổi có triệu chứng rối loạn cương dương.
https://bsituvan247.webflow.io/posts/cach-chua-liet-duong
II. Triệu chứng bệnh Liệt dương
Dấu hiệu liệt dương ở nam giới rất khác nhau tùy theo bệnh nhân. Theo Hội Nam học thế giới, liệt dương ở mức độ khác nhau sẽ xuất hiện dấu hiệu lâm sàng khác nhau:
- Mức độ nhẹ: nam giới bị liệt dương vẫn có nhu cầu tình dục như bình thường, dương vật vẫn cương cứng nhưng thời gian cương cứng ngắn, dễ xuất tinh ngay sau khi vào âm đạo.
- Mức độ trung bình: ham muốn giảm dần, dương vật mất nhiều thời gian để cương cứng, giảm tần suất xuất tinh. Ở giai đoạn này, người bị liệt dương không thể duy trì trạng thái cương cứng dương vật.
- Mức độ nặng: dương vật không thể cương cứng, nam giới không còn khoái cảm khi quan hệ.
III. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Liệt dương
Hỏi bệnh sử và tìm yếu tố nguy cơ
Khám lâm sàng, tập trung chủ yếu ở vùng sinh dục (dương vật và tinh hoàn). Ngoài ra, cũng cần kiểm tra hệ tim mạch, huyết áp, tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu và nước tiểu để tìm nguyên nhân gây ra liệt dương.
- Xét nghiệm chuyên biệt để hướng dẫn điều trị hoặc đánh giá lại khi không đáp ứng điều trị:
- Xét nghiệm đo nồng độ testosterone và nội tiết tố nam trong máu
- Xét nghiệm đo đường huyết
- Siêu âm Doppler dương vật để đánh giá dòng máu đến dương vật
- Chụp mạch máu, MRI hoặc CT scanner dương vật nếu người bệnh có khối u hoặc ung thư
- Nghiệm pháp đánh giá tình trạng cương dương vật vào ban đêm
IV. Những đối tượng nguy cơ bị liệt dương
- Người thường xuyên làm ca đêm, thức khuya
- Người hay uống rượu, hút thuốc
- Người hay buồn rầu, trầm cảm
- Người thường xuyên ngoại tình
- Người dễ nóng giận, không kiềm chế được cảm xúc
- Người có thói quen quan hệ ngay sau khi tắm
- Người mắc hội chứng chuyển hóa: bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, béo phì
- Người có lối sống thụ động, ít vận động thể chất
- Người bị suy sinh dục
V. Ảnh hưởng của bệnh liệt dương
- Đến cuộc sống gia đình
Nam giới mắc bệnh có thể sẽ gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục, khiến cuộc sống vợ chồng không được như ý. Nếu tình trạng này kéo dài, có thể gây nên những rạn nứt, đe dọa đến hạnh phúc gia đình của bạn.
- Đến khả năng sinh sản
Khi dương vật không thể cương cứng hay cương cứng được nhưng không đủ để quan hệ sẽ gây khó khăn cho việc quan hệ tình dục. Cụ thể, bạn không đủ khả năng để đưa “cậu nhỏ” vào âm đạo nữ giới. Vì thế tinh trùng sẽ không thể gặp trứng để thụ tinh.
Liệt dương là căn bệnh sinh lý tác động rất lớn đến khả năng sinh sản của nam giới. Nếu kéo dài có thể hình thành nên căn bệnh vô sinh. Nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp như thụ tinh trong ống nghiệm trước, sau đó đưa vào tử cung của nữ giới để phát triển bào thai.
- Đến tâm lý
Người bệnh sẽ khó có thể tránh khỏi tâm lý tiêu cực, tự ti,… Do chức năng tình dục là vấn đề được nam giới vô cùng quan tâm. Nếu người bệnh không thể thoát ra khỏi nỗi ám ảnh mà bệnh gây ra. Điều này sẽ hình thành nên chứng rối loạn tâm lý.
Vì thế để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và hạnh phúc gia đình. Nam giới bị liệt dương nên đến các sở y tế chuyên khoa để kiểm tra và điều trị. Với sự phát triển của y học ngày nay, chữa bệnh liệt dương sẽ không khó. Quan trọng là bạn phải biết lựa chọn đúng địa chỉ uy tín, chất lượng để chữa trị.
VI. Phòng ngừa bệnh Liệt dương
Cách phòng tránh bệnh liệt dương bao gồm:
- Loại bỏ những ảnh hưởng từ tâm lý vì tâm lý có tác động rất lớn tới chức năng sinh dục của nam giới. Khi quan hệ tình dục, nam giới không nên có tâm lý hoang mang, lo sợ việc quan hệ thất bại. Bên cạnh đó, nam giới cần phải giữ tâm lý thoải mái nhất, tránh căng thẳng để phòng tránh bệnh liệt dương.
- Giảm tần suất quan hệ để giữ sức khỏe
- Chú ý chế độ ăn uống: nên ăn nhiều thực phẩm tốt giúp cải thiện sinh lý như hàu, nấm, các món chế biến từ nội tạng động vật. Những loại thực phẩm này có thể làm tăng ham muốn tình dục của nam giới, làm tăng sức sống của tinh trùng, cải thiện chức năng sinh dục và nâng cao sức khỏe của nam giới.
- Cẩn thận khi dùng thuốc vì có rất nhiều loại thuốc có tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sinh lý của nam giới.
- Nâng cao thể lực, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
- Loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích như ma túy.
- Không nên quá lạm dụng việc thủ dâm vì thủ dâm nhiều lần sẽ khiến cho dương vật bị tổn thương, lâu ngày các dây thần kinh ở phần đầu dương vật trở nên chai sạn trước những phản ứng và không còn cương cứng khi bị kích thích.
- Lựa chọn môi trường sống lành mạnh, tránh xa các môi trường bị ô nhiễm có nhiều chất độc hại.
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần để có thể phát hiện bệnh sớm giúp phòng tránh được nhiều bệnh nguy hiểm. Những bệnh như tim mạch, béo phì, … đều là những bệnh dẫn đến tình trạng liệt dương ở nam giới cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Nguồn:
この記事へのコメント